1. Hệ thống làm mát nhà xưởng
Là hệ thống làm mát nhà xưởng công nghiệp sử dụng tấm làm mát coolling pad và quạt hút không khi nóng.
Ưu điểm của việc sử dụng kết hợp quạt hút công nghiệp và khung màng nước Coolling Pad
Hệ thống làm mát áp suất âm hay còn gọi là phương pháp đóng cửa loại này ứng dụng cho những khu vực kín gió như xưởng may, dệt, chăn nuôi gia cầm, trồng hoa, cây kiểng, trang trại chăn nuôi heo…..
Tùy vào nhà xưởng đang hoạt động sản xuất với mục đích khác nhau, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp làm mát bằng tấm cooling pad phù hợp với kích thước khung cũng giá thành phù hợp nhất.
Dùng hệ thống bơm nước tuần hoàn để nước chảy từ đỉnh của màng nước qua các vân lượn sóng dạng tổ ong đến phần dưới của màng tạo thành tấm màng nước khi không khí xuyên qua màng nước trở thành khí lạnh (đi vào nhà xưởng), kết hợp với quạt hút công nghiệp ngược áp nhanh chóng đưa gió mát vào xưởng, làm giảm nhiệt độ từ 5~10oc một cách hiệu quả tuyệt đối. là thiết bị chuyên dùng cho các nhà xưởng dệt, may mặc, văn phòng, siêu thị, trường học v.v..
– Chi phí đầu tư chỉ bằng 1/3 của máy lạnh.
– Chi phí vận hành chỉ bằng 1/10 của máy lạnh.
– Với chi phí trên chúng ta sẽ có hiệu quả như máy lạnh thông qua hệ thống quạt ngược áp làm mát 30oC sẽ thoải mái và thông thoáng hơn dàn máy lạnh đạt 28oC.
Nhược điểm của hệ thống Coolling Pad
Nhược điểm là không áp dụng được cho không gian mở nhiều, công nhân ít như, bao bì, xưởng gỗ ….những môi trường yêu cầu về độ ẩm
Hướng dẫn cách tính toán làm mát nhà xưởng
Tính toán trước khi bắt tay vào thiết kế làm mát nhà xưởng là điều chắc chắn mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Việc tính toán này sẽ đảm bảo lựa chọn được đúng loại thiết bị, hệ thống dùng trong thông gió công nghiệp, làm mát nhà xưởng… Cũng như chọn được đúng số lượng thiết bị. Từ đó, đem lại hiệu quả trong việc làm mát nhà xưởng mà vẫn tiết kiệm chi phí tối đa.
Tính toán là bước bắt buộc phải làm trước khi vẽ thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng
Đồng thời, việc tính toán chi tiết này cũng sẽ giúp cho việc bố trí các thiết bị phù hợp hơn. Nhờ vậy, việc thi công, lắp đặt hệ thống trở nên chính xác, dễ dàng hơn.
Có nhiều các để tính toán để làm mát nhà xưởng, điển hình là cách tính về luồng gió thông thoáng cần thiết. Công thức tính như sau:
Tg = X*V (m3)
Trong đó:
Tg: Tổng lưu lượng gió làm mát cần thiết cho nhà xưởng.
X: Số lần thay đổi không khí trong 1 giờ (Đối với nhà xưởng sẽ là 40-60 lần/giờ)
V: Thể tích nhà xưởng = Chiều dài nhà xưởng*Chiều rộng nhà xưởng*Chiều cao nhà xưởng (m3)
Với công thức tính toán thiết kế thông gió nhà xưởng trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào để tính khối lượng thiết bị cần thiết. Nhờ vậy cho ra bản thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng hiệu quả nhất.
2. Thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng
Sau khi đã có những con số tới từ việc tính toán, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào việc thiết kế. Lúc này, để có một thiết kế CHUẨN – HIỆU QUẢ nhất, doanh nghiệp cần có một quy trình làm việc sao cho khoa học, hợp lý và tiết kiệm thời gian.
Quy trình thiết kế hệ thống làm mát công nghiệp
Để có một bản vẽ hệ thống làm mát nhà xưởng hoàn chỉnh cần trải qua quy trình làm việc khoa học
Nếu như Doanh nghiệp của bạn vẫn chưa biết quy trình thiết kế làm mát nhà xưởng thế nào cho hợp lý. Hãy tham khảo ngay 6 bước trong quy trình thiết kế
Bước 1 – Khảo sát cơ sở hạ tầng: Để có số liệu chuẩn nhất, cần khảo sát về diện tích nhà xưởng, số lượng nhân công, máy móc, ngành hàng sản xuất… Từ đó, đơn vị thiết kế mới có thể đưa ra được phương án tối ưu, lựa chọn cách thông gió làm mát nhà xưởng nào.
Bước 2 – Tính toán về nhiệt độ của nhà xưởng: Có được số liệu từ nhà xưởng, đơn vị thiết kế sẽ bắt tay tính toán về nhiệt độ phù hợp, tổng lượng gió cần thiết… Từ đó sẽ tính được số lượng thiết bị cần thiết, khu vực nào sẽ dùng thiết bị nào.
Bước 3 – Lựa chọn loại thiết bị làm mát: Đây cũng là một bước khá quan trọng trong thiết kế. Đơn vị thiết kế cần lựa chọn các loại thiết bị phù hợp với tính toán bên trên, vừa đảm bảo yếu tố hiệu quả sử dụng, vừa tiết kiệm được chi phí bỏ ra nhất.
Bước 4 – Vẽ bản thiết kế 2D: Có được số lượng và loại thiết bị sử dụng, cần nhanh chóng vẽ bản thiết kế bố trí các thiết bị. Đồng thời, đảm bảo việc bố trí phù hợp theo từng khu vực nhà xưởng. Bản thiết kế này cần được trình duyệt và chỉnh sửa nhanh chóng để cho ra bản thiết kế cuối cùng.
Bước 5 – Lên bản thiết kế 3D: Đây là công việc sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và dễ hình dung về hệ thống làm mát nhà xưởng nhất. Tham khảo cả về các yếu tố kiến trúc, thẩm mỹ lẫn về tính hiệu quả dự kiến.
Bước 6 – Chốt phương án thiết kế: Bước cuối cùng này chỉ là để hai bên chốt việc lựa chọn phương án nào để thực thi.
Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng
Để bản thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng hoàn thiện và đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau đây.
Đảm bảo các điều kiện: Nhiệt độ, độ ẩm không khí bên trong, ngoài nhà xưởng; Nguồn cung cấp điện, cấp nước cho nhà xưởng…
Xem xét phương án lắp đặt hệ thống: Có thể note lại trong bản thiết kế về phương án để lắp đặt hệ thống làm mát nhà xưởng tương ứng với điều kiện cơ sở vật chất.
Tính toán cả về chi phí cho hệ thống: Cần tính toán và đưa ra phương án tối ưu chi phí nhất cho hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng.
Quá trình vận hành và bảo trì: Bố trí hệ thống, thiết bị kiểm soát sao cho tiện lợi trong vận hành, dễ dàng trong bảo trì, sửa chữa.
Như vậy, quá trình thiết kế cần làm đúng cách bước, tính toán sát sao, không lãng phí chi phí của doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm hoặc lựa chọn đơn vị uy tín trong lĩnh vực thiết kế lắp đặt.